Những điều quan trọng cần làm ngay khi bị động thai

Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể

hay còn gọi là dọa sẩy thai thường xảy ra ở tam cá nguyệt thứ nhất và thứ hai. Biểu hiện điển hình của tình trạng này là âm đạo ra máu, thỉnh thoảng kèm theo đau bụng và bụng dưới trướng lên. Dọa sảy thai cần được xử lý kịp thời để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra cho mẹ bầu và thai nhi
Hiện tượng động thai
Chảy máu do động thai thường không đi cùng bất kỳ khó chịu nào, nhưng cũng có thể kèm đau bụng
Phân biệt động thai và sảy thai
Động thai và sảy thai tuy khác nhau nhưng nhiều người vẫn lầm lẫn hai hiện tượng này. Để biết mình rơi vào tình trạng nào, nên lưu ý để phân biệt theo các dấu hiệu sau:
-Động thai: Xuất huyết âm đạo với số lượng ít, màu có màu đỏ hoặc đen, lẫn với dịch nhầy. Đau bụng, đau thắt lưng, trướng bụng dưới. Thai nhi vẫn còn sống và chưa bị đẩy ra khỏi buồng tử cung. Cổ tử cung vẫn đóng kín hoặc có thể mở nhưng chưa bị xổ thai ra. Tử cung to tương ứng với tuổi thai. Kèm theo, thai phụ có thể còn cảm thấy mỏi vai.
– Sảy thai: Thai nhi đã chết trong bụng mẹ. Có hai trường hợp xảy ra: Những cơn đau quặn bụng đi kèm với xuất huyết âm đạo, sau một thời gian, toàn bộ thai nhi lẫn nhau thai cùng xổ ra một lúc, sau đó hết đau quặn bụng, nhưng máu vẫn có thể tiếp tục rỉ ra như kinh nguyệt. Trường hợp này gọi là sảy thai hoàn toàn. Trường hợp thứ hai gọi là sảy thai không hoàn toàn, tức là một phần của thai và nhau thai vẫn còn trong tử cung; sau khi tình trạng sảy thai xảy ra, người phụ nữ đã giảm đau quặn bụng nhưng máu âm đạo vẫn chảy liên tục, thậm chí băng huyết.
Hiện tượng động thai không hề hiếm gặp. Tuy động thai chưa khiến người mẹ mất đi mầm sống trong cơ thể của mình, nhưng nó có thể là dấu hiệu báo trước của sẩy thai. Vậy nên, thai phụ đã trải qua động thai cần hết sức chú ý giữ gìn vào thời gian sau đó để không xảy ra bất cứ chuyện gì đáng tiếc, bảo vệ thai kỳ cho đến lúc mẹ tròn con vuông.

Một số thực phẩm không chỉ cung cấp dinh dưỡng mà còn có tác dụng ngăn ngừa sảy thai. Điều đó có nghĩa là, mẹ bầu sẽ được hưởng lợi ích gấp đôi khi đưa những món này vào chế độ ăn của mình
Cần làm gì khi thấy dấu hiệu động thai?
Trên thực tế, vẫn chưa có một cách xử lý nào được xem là tối ưu đối với những trường hợp động thai. Khi thấy mình có dấu hiệu động thai, mẹ bầu nên nằm nghỉ ngơi, tránh vận động mạnh, tránh di chuyển xa.
Bên cạnh đó, cần được đưa đi khám thai để được bác sĩ tư vấn cách xử lý thích hợp, chẳng hạn như kê thuốc chống co thắt tử cung, khâu vòng cổ tử cung…
Mẹ bầu lưu ý chỉ nên dùng đơn thuốc của bác sĩ, không tự ý uống các loại canh, thuốc được rỉ tai là có tác dụng an thai.
Khi đau bụng, mẹ bầu tuyệt đối không được dùng tay để xoa bụng. Động tác xoa bụng có thể kích thích co thắt tử cung, đẩy thai nhi ra ngoài.
Tuyệt đối không quan hệ vợ chồng, không kiểm tra âm đạo thường xuyên, không đưa bất kỳ vật gì vào âm đạo để tránh việc kích thích cổ tử cung mở ra. Mẹ bầu nên tránh hoàn toàn các bước này cho đến khi các dấu hiệu động thai đã biến mất được 1 tuần.
Ăn uống trong thời gian động thai cũng rất quan trọng. Thai phụ nên ăn thức ăn dễ tiêu hóa, ít dầu mỡ, nên ăn nhiều rau xanh, hoa quả… Tuyệt đối không ăn uống thức ăn có chất kích thích như hút thuốc lá, uống cà phê, bia rượu…
Vì sao có hiện tượng động thai?
Nguyên nhân chính xác của hiện tượng này vẫn chưa được tìm ra, tuy nhiên, các nhà khoa học đã chỉ ra một số yếu tố làm gia tăng nguy cơ dọa sảy thai:
Trong tam cá nguyệt đầu tiên, các yếu tố bao gồm:
Bào thai hay thai nhi có bất thường về gen và nhiễm sắc thể
Nhau thai bất thường
Người mẹ lớn tuổi
Người mẹ bị tiểu đường
Người mẹ lạm dụng đồ uống có cồn và thuốc lá
Dùng nhiều hơn 200 mg caffeine mỗi ngày
Các yếu tố làm gia tăng khả năng dọa sảy thai trong tam cá nguyệt thứ hai bao gồm:
Tình trạng tiểu đường không được kiểm soát
Người mẹ bị cao huyết áp
Bệnh thận
Bệnh ban đỏ
Vấn đề ở tuyến giáp người mẹ
Bệnh rubella
Nhiễm trùng và nhiễm trùng cơ hội do mắc HIV
Sốt rét
Ngộ độc thực phẩm
Các bệnh lây qua đường tình dục…
Trong bất cứ thời điểm nào của thai kỳ, việc bị chảy máu âm đạo cũng cần được chú ý. Mẹ bầu nên đến bệnh viện ngay để được thăm khám kỹ, chẩn đoán chính xác tình trạng đang xảy ra. Đặc biệt, khi bạn nhận thấy những dấu hiệu nghiêm trọng như chảy máu ngày càng nhiều, chảy máu đi kèm chuột rút, chảy máu và chuột rút kèm theo sốt, chảy máu và chuột rút ở các mẹ bầu đã từng bị thai trứng trước đó.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *