Dẫn con vào bếp, dạy con điều bổ ích
Trẻ sẽ thích thú hơn nếu bé là người chiến thắng. Vì vậy, thỉnh thoảng mẹ nên nhường con một chút nhé!
Vừa giúp hình thành tính tự lập, dạy con nấu ăn từ sớm còn là cách giúp phát triển tình yêu thương gia đình. Tuy nhiên, rất ít mẹ biết hoặc quan tâm đến việc này.
Nhiều nghiên cứu cho thấy, trẻ được cho tham gia vào các công việc của gia đình, cụ thể là nấu ăn thường có xu hướng hoàn thành tốt việc học hành, nghề nghiệp và có mối quan hệ với người xung quanh tốt hơn. Ngoài ra, một người biết nấu ăn cũng thường có xu hướng gắn bó với gia đình, hiểu được tầm quan trọng của những bữa ăn gia đình nhiều hơn.
Không chỉ giúp tình cảm giữa mẹ và bé tốt hơn, dạy con trẻ nấu ăn từ sớm cũng giúp bé hình thành thói quen ăn uống lành mạnh. Phần lớn các bé đều sẽ ăn uống ngon miệng hơn khi được góp phần vào việc chế biến một bữa ăn. Hơn nữa, cho bé vào bếp sớm cũng giúp trẻ phát triển các giác quan và tư duy logic tốt hơn. Bé sẽ nhận biết được mùi vị, màu sắc cũng như biết phân biệt đồ sống, chín… Với những bé mẫu giáo, bếp cũng là nơi mẹ có thể dạy con về hình khối, số lượng đồ vật.
Bí quyết nuôi dạy con: Mẹ và bé cùng vào bếp!
Cho bé vào bếp cũng là cách giúp con phát triển các kỹ năng và tư duy
Dạy con nấu ăn: Tuổi nào mới hợp?
Có thể mẹ sẽ hơi bất ngờ khi biết rằng mình có thể bắt đầu cho bé vào bếp ngay khi trẻ có thể đứng vững. Trẻ 2 tuổi có thể tham gia các “công đoạn” đơn giản như lấy rau củ, trái cây. Lớn hơn một chút, bé có thể trở thành phụ bếp đắc lực khi giúp mẹ lấy đồ này, đồ kia. Trẻ 7 tuổi đã có thể tự lên thực đơn cho mình và cả gia đình.
Lưu ý dành cho mẹ
– Cảnh báo trước cho bé những mối nguy tiềm ẩn như dao, kéo, máy xanh, bếp ga… Đồng thời, mẹ cũng nên hạn chế tối đa khả năng bé cưng có thể tiếp xúc với những mối nguy này. Chẳng hạn: cất dao, kéo ở trong tủ có khóa, đồ vật nặng để ở tủ dưới…
– Dạy con biết phải rửa tay trước và sau khi nấu ăn, sau khi đi vệ sinh hoặc hắt hơi.
– Quyết định dạy con nấu ăn đồng nghĩa với việc xác định bản thân sẽ phải bận rộn nhiều hơn để dọn dẹp “đống bừa bộn” bé tạo ra.
Dù cho khả năng vận động đã đủ hoàn thiện để đi đến mọi ngóc ngách trong nhà, bé vẫn chưa thể nhận thức được hết những gì gây hại và nguy hiểm. Vì vậy, để giảm những nguy cơ chấn thương cho bé, mẹ nên tham khảo những quy tắc an toàn sau đây, chi tiết đến từng phòng nhỏ trong nhà mẹ nhé!
Giúp con hào hứng hơn với bếp núc
Hầu hết trẻ con đều sẽ rất thích thú nếu được mẹ cho phụ bếp. Tuy nhiên, nếu nhóc nhà bạn thuộc trường hợp ngược lại, những mẹo sau có thể giúp bạn.
1. Để bé thoải mái
Trẻ con luôn thích khám phá những điều mới lạ. Vì vậy, trừ trường hợp bé đụng vào đồ vật nguy hiểm, còn lại mẹ nên cho bé tự do làm những điều mình thích. Có thể bếp sẽ hơi bừa, món ăn hơi cháy nhưng bé sẽ cảm thấy thích thú và vẫn muốn có thêm nhiều lần sau nữa.
2. Cùng chơi đùa
Thay vì biến nhà bếp thành một lớp học, mẹ nên giúp trẻ cảm thấy đây là một trò chơi. Bạn có thể dạy con cách phân loại rau quả, đồ dùng làm bếp. Sau đó đặt câu hỏi cho con. Cà rốt thường có màu gì? Bí đao dùng để nấu món gì?… Đây sẽ là trò chơi rất thú vị cho các bé mẫu giáo.
Với những bé lớn hơn, mẹ có thể cùng con xem ai rửa rau, nhặt rau nhanh nhất. Lưu ý: Trẻ sẽ thích thú hơn nếu bé là người chiến thắng. Vì vậy, thỉnh thoảng mẹ nên nhường con một chút nhé!
3. Không thiếu những lời khen
Khi dạy con bất cứ điều gì, đừng quên những lời khen. Trẻ em luôn thích được ngợi khen, và đây sẽ là động lực để bé cố gắng nhiều hơn. Mẹ cũng nên tránh la mắng khi trẻ làm sai một điều gì đó. Thay vào đó, mẹ nên khích lệ để trẻ có thể làm tốt hơn trong những lần sau.
4. Mỗi ngày một điều mới
Mỗi ngày dạy con một điều mới sẽ giúp trẻ luôn cảm thấy mới lạ, hào hứng. Nếu hôm nay đã dạy con phân biệt rau muống, rau lang, ngày mai mẹ có thể dạy con rửa rau. Cách sắp xếp món ăn, phân loại rau củ cũng là những bài học thú vị mẹ có thể dạy cho bé con.
Với những bé lớn hơn, mẹ có thể để bé là người ra quyết định hôm nay ăn gì. Có thể mẹ sẽ rất bất ngờ với “kho” ý tưởng độc đáo của bé cưng đấy!
Leave a Reply