Tâm lý của trẻ khi bố mẹ ly hôn ra sao?
Trong tâm trạng buồn bã, đau khổ, tuyệt vọng, giận hờn,… vì bố mẹ ly hôn, trẻ có thể tìm đến những con đường tội lỗi. Đây là điều vô cùng nguy hiểm.
1. Trầm cảm
Trầm cảm là một trong những vấn đề tâm lý thường gặp ở trẻ có bố mẹ ly hôn. Thông thường, trẻ luôn coi bố mẹ là hình mẫu lý tưởng, là cả thế giới của mình. Khi bố mẹ không còn yêu thương và chung sống với nhau, thế giới đó của bé dường như sụp đổ. Thật khó khăn đối với trẻ khi phải học cách thích ứng với điều đó.
Rất nhiều trẻ không thể chấp nhận được việc bố và mẹ không còn ở bên nhau mỗi ngày. Từ đó, trẻ trở nên trầm lặng, tự cô lập bản thân mình trong thế giới riêng, tách biệt với bên ngoài và không còn cảm thấy hứng thú với bất cứ điều gì như những đứa trẻ cùng trang lứa khác.
Tâm lý của trẻ khi bố mẹ ly hôn
2. Có những hành vi bạo lực
Khi chứng kiến việc bố mẹ ly hôn, một số trẻ có suy nghĩ “trả thù” điều đó bằng những hành vi mang tính bạo lực, thô lỗ. Những trẻ này bản chất không phải là người cộc cằn, hung hăng nhưng chính hoàn cảnh gia đình và sự chia ly của bố mẹ đã tác động và khiến trẻ có những hành vi như vậy.
Trẻ thường tỏ ra bất cần, ngỗ nghịch, hung hăng với chính bố mẹ mình nhưng lại khá hiền lành và hòa nhã với những người khác. Tâm lý này bắt nguồn từ việc trẻ cảm thấy buồn bã vì bố mẹ ly hôn hoặc có cảm giác bị bỏ rơi khi bố mẹ không còn yêu thương, chăm sóc trẻ nhiều như trước.
3. Không tập trung học tập, từ bỏ sở thích
Dù đang thể hiện là một học sinh xuất sắc hay có năng khiếu thể thao, sau khi bố mẹ ly hôn, sức học hoặc khả năng thể thao của trẻ đều suy giảm đáng kể. Điều này thường ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình học tập thậm chí, nếu kéo dài, nó còn tác động bất lợi đến tương lai của trẻ. Nguyên nhân là do trẻ thường xuyên buồn rầu, lo lắng, suy nghĩ về bố mẹ và gia đình khiến không thể tập trung vào việc học, không còn hứng thú làm những điều mà trước đây trẻ thích.
4. Không tôn trọng bố mẹ
Những đứa trẻ chứng kiến gia đình tan vỡ lúc còn nhỏ thì khi lớn lên thường mất đi sự tôn trọng đối với bố mẹ. Trẻ có bố mẹ ly hôn thường bị bạn bè trêu chọc. Sự tức giận của trẻ tích tụ lại trong nhiều năm và khi lớn lên, trẻ trút toàn bộ những suy nghĩ tiêu cực đó lên bố mẹ mình, coi họ là nguyên nhân khiến trẻ phải chịu đau khổ, thiệt thòi.
5. Có những lựa chọn sai lầm
Trong tâm trạng buồn bã, đau khổ, tuyệt vọng, giận hờn,… vì bố mẹ ly hôn, trẻ có thể tìm đến những con đường tội lỗi. Đây là điều vô cùng nguy hiểm.
Rất nhiều trẻ khi gia đình tan vỡ đã tìm đến với thuốc lá, rượu, ma túy, tình dục,… để giải tỏa tâm lý và coi đó là cách thoát khỏi cuộc sống bế tắc trước mắt. Lối sống sai lầm này có thể hủy hoại toàn bộ tương lai của trẻ nếu không sớm nhận được sự giúp đỡ để thoát khỏi chúng.
Leave a Reply