Bí quyết để tránh trầm cảm sau sinh
Hãy nhớ rằng người bị bệnh trầm cảm rất sợ sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có một người mà người bệnh có thể tin tưởng ở bên cạnh.
1. Điều trị bằng thuốc
Trầm cảm là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Bệnh không chỉ có khả năng gây ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý, tình cảm của bệnh nhân mà còn có khả năng dẫn tới một số hành động nguy hiểm đặc biệt là tự hủy hoại bản thân do không tìm thấy lối thoát.
Chính vì vậy ngay sau khi phát hiện hoặc nghi ngờ mắc các triệu chứng của bệnh cần đến bác sĩ càng sớm càng tốt để được chuẩn đoán và điều trị. Các loại thuốc chính khi điều trị bệnh trầm cảm là thuốc an thần hoặc thuốc chống trầm cảm. Tuy nhiên, hiệu quả của các loại thuốc này không cao lắm nên phải dùng liều cao và thay đổi thuốc liên tục, thêm vào đó thuốc còn gây ra một số khó chịu cho bệnh nhân như cảm giác khô miệng và buồn ngủ…
“Tránh xa” trầm cảm sau sinh
Dùng Progresterone liều cao cho phụ nữ sau sinh bằng cách tiêm liều giảm dần trong 8 ngày. Sau đó người mẹ dùng vòng Progresterone cho đến khi có kinh nguyệt trở lại.
Trường hợp sau khi ngưng điều trị mà các triệu chứng tái phát thì nên đến bác sĩ tư vấn thêm. Ngoài ra khi điều trị bệnh trầm cảm bạn nên duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp.
2. Liệu pháp tâm lý
Các triệu chứng của bệnh trầm cảm sau sinh là vô cùng nguy hiểm. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác như vấn đề về thần kinh, vận động,…
Bên cạnh nguyên nhân chính của bệnh là do sự thay đổi đột ngột các hormone trong cơ thể. Bên cạnh đó những thay đổi đột ngột này kéo theo những thay đổi về tâm lý, tình cảm cũng khiến có khả năng dẫn đến căn bệnh này. Chính vì vậy điều trị tâm lý kết hợp với điều trị bằng thuốc là phương pháp được nhiều chuyên gia y tế lựa chọn trong điều trị bệnh trầm cảm ở phụ nữ sau sinh.
Trong số các phương pháp điều trị tâm lý thì việc hỗ trợ từ người thân, gia đình và bạn bè được coi là phương pháp hữu hiệu nhất. Ngoài việc đưa bệnh nhân tới khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để tìm ra phương pháp điều trị thích hợp, gia đình nên hiểu rằng người phụ nữ đang mắc bệnh đang ở giai đoạn nào và sự giúp đỡ của họ có thể giúp họ phục hồi nhanh chóng.
“Tránh xa” trầm cảm sau sinh
Lưu ý, đừng nên quấy rầy khi tâm trạng của người phụ nữ không được tốt hoặc không khỏe. Tuy nhiên cũng đừng nên tạo ra khoảng cách với người bệnh vì như thế càng làm cho họ mặc cảm hơn, cảm thấy cô đơn, phiền muộn hơn. Hãy cố gắng đối xử với người bệnh như một căn bệnh bình thường. Khi người bệnh không được khỏe thì hãy để người bệnh nghỉ ngơi nhiều hơn, còn khi khỏe thì hãy để người bệnh có thể làm bất cứ việc gì theo ý thích.
Hãy nhớ rằng người bị bệnh trầm cảm rất sợ sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có một người mà người bệnh có thể tin tưởng ở bên cạnh.
3. Phòng tránh bệnh trầm cảm sau sinh
Để phòng tránh bệnh trầm cảm sau khi sinh, bạn và gia đình nên chủ động về mặt tâm lý ngay từ trước khi sinh như tham dự các lớp học tiền sản, tìm hiểu các thông tin về việc sinh đẻ đặc biệt là phòng tránh mắc bệnh trầm cảm sau khi sinh như thế nào, hoặc tham khảo kinh nghiệm từ những người đi trước…
Hãy luôn luôn tin tưởng mình sẽ vượt qua được tất cả mọi thử thách sắp tới. Mặc dù tâm trạng không được thoải mái, cơ thể vẫn đau nhức khắp mọi nơi nhưng đấy chỉ là dấu hiệu tạm thời sau khi sinh em bé. Bên cạnh biệc chăm sóc con, hãy dành cho mình một chút thời gian để thư giãn, vui chơi, nói chuyện hay chia sẻ tâm tư tình cảm của mình với chồng, gia đình hoặc bạn bè.
Quan trọng trọng hơn cả vẫn là sự động viên, gần gũi và chia sẻ của gia đình đặc biệt là người chồng dành cho thai phụ về quá trình chuyển dạ và chăm sóc bé sau sinh. Đừng để những ngày tháng sau khi sinh trôi đi một cách tẻ nhạt. Bạn có thể đi dạo, đi mua sắm đồ đạc cho bạn, em bé, hoặc gia đình hoặc thỏa sức lưu lại những hình ảnh đẹp bên con bạn để tâm lý được vui vẻ, thoải mái hơn.
Leave a Reply