Khi nào tiêm phòng viêm não mô cầu cho bé của bạn?

Khoảng 10 ngày sau khi được tiêm phòng, bé sẽ có đủ kháng thể để phòng bệnh

Tiêm phòng não mô cầu là cách hiệu quả nhất để bảo vệ bé yêu khỏi căn bệnh nhiễm trùng cực kỳ nguy hiểm này. Tuy nhiên, mẹ đã biết gì về căn bệnh này và khi nào tiêm phòng cho bé là tốt nhất?
Bệnh viêm não do vi khuẩn mô cầu gây ra không chỉ xảy ra ở trẻ nhỏ mà cả người lớn. Căn bệnh tấn công trực tiếp vào hệ thần kinh trung ương gây tử vong cho trẻ trong 24 giờ sau khi xuất hiện dấu hiệu đầu tiên. Chính vì vậy, việc tiêm phòng rất cần được thực hiện đúng thời gian để bảo vệ bé.
Viêm não mô cầu là gì?
Viêm não mô cầu là một loại bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn mô cầu Neisseria meningitidis, gồm 13 nhóm khác nhau, trong đó các loại A, B, C, Y và W135 là thường gặp nhất.
Viêm não mô cầu xuất hiện khắp nơi trên thế giới. Khi nhiễm khuẩn, bệnh nhân sẽ có thể mắc phải các chứng viêm nặng của chất dịch và lớp màng bọc xung quanh não (viêm màng não), trong máu (nhiễm trùng huyết và nhiễm khuẩn huyết), phổi (viêm phổi), và khớp xương (viêm khớp). 50% các ca bệnh viêm não mô cầu xảy ra ở trẻ nhỏ.
Bệnh viêm não mô cầu thường để lại di chứng nặng nề cho người bệnh như điếc, liệt, chậm phát triển thậm chí có thể gây ra tử vong nhanh chóng.

Viêm màng não là tên gọi chung của các bệnh viêm lớp màng bao bọc não và tủy sống. Căn bệnh có thể dẫn đến những di chứng vĩnh viễn cho não và hệ thần kinh, thậm chí gây tử vong. Làm thế nào để phát hiện kịp thời tình trạng này ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ?
Bé nào dễ mắc bệnh viêm não mô cầu?
Các bé ở trong những điều kiện dưới đây sẽ dễ mắc phải căn bệnh này.
-Trẻ ở trong vùng có dịch viêm não mô cầu: Con đường lây bệnh thường qua dịch tiết từ người bệnh hoặc có thể lây gián tiếp qua da qua tiếp xúc với đồ dùng, dụng cụ sử dụng hàng ngày của người bệnh như ly, tách, điện thoại. Nhiều trường hợp viêm não mô cầu lây lan cho những người đã tiếp xúc gần hoặc tiếp xúc kéo dài với một bệnh nhân mắc bệnh viêm màng não.
-Những bé sinh sống ở những nơi chật chội, ẩm thấp, vệ sinh kém. Thường trẻ em ở thành thị dễ mắc bệnh viêm não mô cầu hơn những đứa trẻ ở nông thôn.
-Các bé chưa tiêm phòng viêm não mô cầu: Tiêm vắc-xin là biện pháp hiệu quả nhất để phòng ngừa viêm não mô cầu. Các bé chưa được tiêm phòng sẽ không có kháng thể để chống lại vi khuẩn gây bệnh.
Bên cạnh đó, trẻ dễ nhiễm bệnh vào mùa đông và mùa xuân,với điều kiện thời tiết thuận lợi để vi khuẩn sinh trưởng mạnh.
Tiêm phòng viêm não mô cầu có hiệu quả không?
Vắc-xin dùng trong tiêm phòng não mô cầu chứa các kháng nguyên giúp kích thích hệ miễn dịch sản sinh ra kháng thể phòng bệnh. Các loại vắc-xin không chứa vi khuẩn sống, do đó không có khả năng gây nhiễm bệnh mà ngược lại còn giúp bảo vệ hiệu quả cho các bé khỏi căn bệnh chết người này. Hiệu quả bảo vệ của vắc-xin não mô cầu lên đến 85 – 90%.
tiêm phòng viêm não mô cầu
Khoảng 10 ngày sau khi được tiêm phòng, bé sẽ có đủ kháng thể để phòng bệnh
Mũi vắc-xin đầu tiên nên được tiêm khi bé mấy tuổi?
Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại vắc-xin viêm não mô cầu khác nhau: Loại BC và loại AC. Đúng như tên gọi, loại BC giúp chủng ngừa viêm não mô cầu do vi khuẩn có huyết thanh b và C, trong khi đó loại AC giúp phòng ngừa bệnh do vi khuẩn có huyết thanh A và C.
-Vắc-xin viêm não mô cầu BC được tiêm cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Bé sẽ được tiêm 2 mũi tiêm cách nhau từ 6 đến 8 tuần.
-Vắc-xin viêm não mô cầu AC được tiêm cho trẻ từ 2 tuổi trở lên và những bé trên 6 tháng tuổi đã có tiếp xúc với người bệnh. Vắc-xin được tiêm nhắc lại sau mỗi 3 đến 5 năm.
Nếu đã tiêm phòng não mô cầu BC thì có cần tiêm mũi AC không?
Câu trả lời là có. Bởi thành phần 2 loại vắc-xin khác nhau, mẹ nên cho bé tiêm ngừa cả hai mũi nếu có điều kiện để đảm bảo khả năng phòng bệnh cao nhất.
Tiêm phòng viêm não mô cầu có gây tác dụng phụ gì không?
Vắc-xin não mô cầu cũng gây ra một số tác dụng phụ như sốt, nổi ban đỏ hay đau, cứng vết tiêm. Thông thường, cơn sốt do tiêm vắc-xin không làm thân nhiệt bé tăng quá cao và kéo dài trong khoảng 2 ngày.
Khi cho bé tiêm phòng, mẹ nhớ để con ở lại cơ sở y tế để theo dõi khoảng 30 phút, bởi không loại trừ khả năng bé có thể bị dị ứng quá mức với một thành phần nào đó trong vắc-xin và bị sốc phản vệ. Ở cơ sở chích ngừa luôn có sẵn adrenaline để cấp cứu cho những trường hợp quá mẫn này.

Con bạn thường xuyên bị dị ứng và bị khó thở hay một phản ứng nào đó ở mức độ nặng? Câu trả lời “có” đồng nghĩa với việc bé có nguy cơ bị sốc phản vệ cao.
Có trường hợp bé vẫn bị bệnh sau khi tiêm phòng không?
Mẹ ơi, dù đã tiêm phòng viêm não mô cầu, bé vẫn có thể mắc bệnh. Vì vắc-xin chỉ có tác dụng với một số loại vi khuẩn nhất định, mẹ cần giữ gìn vệ sinh cho bé sạch sẽ để tránh bị mắc bệnh do các vi khuẩn viêm não mô cầu khác với chủng đã được tiêm.
Bên cạnh viêm não mô cầu, các bệnh viêm màng não mủ do Hib hay viêm não Nhật Bản B cũng có những triêu chứng tương tự. Khi phát hiện bé có những dấu hiệu bất thường, mẹ cần đưa con đi khám bệnh để được làm xét nghiệm, tìm rõ nguyên nhân bệnh và có cách điều trị thích hợp.
Làm sao để phát hiện được trẻ bị viêm màng não mô cầu?
Khi trẻ bị vi khuẩn viêm màng não mô cầu tấn công thường có những triệu chứng sau:
Trẻ sốt cao đột ngột 39-40 độ C.
Trẻ bị đau đầu dữ dội, đặc biệt ở vùng trán và vùng sau gáy, khiến trẻ quấy khóc, vật vã, mệt mỏi, không thích ẵm bồng.
Trẻ bỏ ăn, bỏ bú, người mệt mỏi lừ đừ và đặc biệt và trẻ thường hay buồn nôn càng khiến người mệt hơn.
Kèm theo đó, trẻ thường tiêu chảy, sợ ánh sáng, lơ mơ, co giật.
Người trẻ phát ban thành những chấm đỏ hoặc tím hoặc có thể là đám bầm tím xuất hiện trên cơ thể của trẻ.
Trẻ dưới 12 tháng tuổi thường xuất hiện dấu hiệu thóp phồng, bỏ bú, bỏ ăn, quấy khóc…
Bệnh cạnh đó, viêm màng nào thường có dấu hiệu cổ cứng (dấu hiệu Kernig hoặc Brudzinski dương tính do bác sĩ khám và xác định)

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *