4 yếu tố làm tăng trí thông minh của bé mẹ nên biết
Phải chăng không còn hy vọng nào cho những phụ nữ đã quá 35 tuổi nhưng vẫn chưa có con?
Di truyền và dinh dưỡng là hai yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí não của trẻ. Tuy nhiên, đây không phải là 2 yếu tố duy nhất. Nhiều nghiên cứu chứng minh rằng tuổi tác, cách nuôi dạy con hoặc thời điểm đi mẫu giáo cũng có thể ảnh hưởng đến trí thông minh của bé
Mẹ có từng nghĩ cân nặng lúc mới sinh của bé hay chính thời điểm mẹ cho con đi mẫu giáo cũng có thể là yếu tố giúp bé thông minh hơn? Không phải một tin đồn thất thiệt, đây là kết quả của nghiên cứu từ nhiều chuyên gia trên thế giới.
Bé thông minh
Không cần uống sữa đắt tiền hay những món tẩm bổ “cao siêu”, mẹ có thể giúp bé thông minh hơn từ những điều nhỏ nhặt sau
1/ Cân nặng lúc sinh ảnh hưởng trí thông minh của bé
Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Y khoa của Anh năm 2001 cho thấy mối liên hệ mật thiết giữa chỉ số IQ và cân nặng mới sinh của trẻ. Theo đó, những trẻ có cân nặng dưới 2,5 kg có chỉ số IQ thấp hơn hẳn so với những bé có mức cân nặng trung bình từ 2,5 kg trở lên. Đặc biệt, theo nghiên cứu, mức cân nặng của bé có tỷ lệ thuận với sự phát triển trí não của bé.
Tuy nhiên, các chuyên gia cũng không khuyến cáo các mẹ bầu nên “chạy đua” cân nặng cho các bé trong thời gian nằm trong bụng mẹ. Bởi nếu thai nhi quá to, không chỉ quá trình sinh nở của mẹ bị ảnh hưởng mà bé cưng cũng có nguy cơ mắc bệnh béo phì, tiểu đường khi lớn lên. Để đảm bảo cho sự phát triển của bé, tốt nhất, mẹ bầu nên duy trì một chế độ dinh dưỡng đa dạng và cân bằng kết hợp với những bài tập thể dục nhẹ nhàng để kiểm soát cân nặng hiệu quả hơn.
2/ Tuổi tác của bố mẹ
Đối với đàn ông, từ 30 – 35 tuổi là giai đoạn tinh trùng đạt chất lượng cao nhất về chất lượng. Với phụ nữ, độ tuổi lý tưởng cho khả năng sinh sản nằm trong giai đoạn từ 25 – 30 tuổi. Sau giai đoạn này, chất lượng tinh trùng và trứng có nguy cơ bị suy giảm, kéo theo nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, cũng như trí thông minh của bé. Bên cạnh đó, một nghiên cứu được công bố năm 2006 cho thấy, những bé có bố trên 40 tuổi có nhiều nguy cơ bị tự kỷ hơn so với những bé có bố sinh con ở độ tuổi 30.
Làm mẹ là vai trò cao cả nhất của một người phụ nữ. Nhưng các chuyên gia cho rằng độ tuổi lý tưởng cho việc mang thai là từ 20 đến 35 tuổi. Phải chăng không còn hy vọng nào cho những phụ nữ đã quá 35 tuổi nhưng vẫn chưa có con?
3/ Bé đi mẫu giáo sẽ thông minh hơn?
Hơn 80% khả năng trí tuệ và tính cách của trẻ sẽ được hình thành và phát triển trong 5 năm đầu đời của mình. Chính vì vậy, các chuyên gia đặc biệt đánh giá cao sự giáo dục và quá trình dạy dỗ của các bậc phụ huynh trong giai đoạn này, Đặc biệt, nhiều chuyên gia cũng đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của việc cho bé đi học mẫu giáo. Nghiên cứu “dài hơi” kéo dài hơn 20 năm, tiến hành trên 800 trẻ em ở Mỹ cho thấy, so với những bé không đi học mẫu giáo, những bé đã trải qua thời gian ở trường mẫu giáo có xu hướng thành đạt và thu nhập cao hơn. Hơn nữa, độ tuổi bắt đầu đến lớp của bé cũng rất quan trọng. Những bé đến trường khi mới lên 2 sẽ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, toán học, vận động… tốt hơn so với những bé đi học muộn hoặc chỉ ở nhà với bố mẹ, ông bà.
4/ Được yêu thương, bé thông minh hơn
Một nghiên cứu ở Anh cho thấy, những bé thường xuyên nhận được sự quan tâm của bố mẹ có khả năng phát triển trí não tốt hơn so với những bé bị “lơ là”. Theo đó, mỗi ngày, bạn chỉ cần dành cho con khoảng 60 phút vui đùa và nói chuyện cũng có thể kích thích sự phát triển trí não của trẻ, giúp bé tăng thêm từ 10 -15 điểm IQ.
Leave a Reply