Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và cách điều trị

Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ núm ty cao su, đồ dùng ăn uống, đồ chơi…

ở trẻ sơ sinh là một bệnh nhiễm trùng gây ra bởi một loại vi trùng nấm men có tên gọi Candida. Bệnh thường không gây ra hậu quả nghiêm trọng nhưng nếu tình trạng kéo dài sẽ làm bé khó chịu, hay quấy khóc và gặp khó khăn trong việc ăn uống.
Tình trạng lưỡi trẻ sơ sinh bị trắng có thể do tưa lưỡi hoặc cũng có thể do nấm gây ra. Biểu hiện bệnh thường khá giống nhau nên mẹ cần trang bị cho mình một số kiến thức cơ bản về hiện tượng để biết cách điều trị kịp thời cho bé.
Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Nấm Candida, “thủ phạm” hàng đầu gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
1/ Nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh
Nấm Candida thường cư trú sẵn trên cơ thể người và nó không gây hại gì nếu được giữ ở mức cân bằng. Tuy nhiên, do một sự thay đổi nào đó tạo điều kiện thuận lợi cho nấm phát triển một cách quá mức gây bệnh.
Trẻ sơ sinh có nguy cơ mắc bệnh nấm miệng rất cao bởi hệ thống miễn dịch của bé còn quá non yếu, không có khả năng chống lại sự nhiễm trùng. Đặc biệt hay gặp nhất đối với những trẻ sinh non (trước 37 tuần), trẻ sinh ra bị suy dinh dưỡng, nhẹ cân.
Trong thời gian mang thai nếu người mẹ bị viêm âm đạo, nhiễm nấm âm đạo mà không điều trị dứt điểm có thể sẽ lây sang cho con. Khi sinh qua ngõ âm đạo nấm sẽ theo các chất dịch đi ra ngoài, tiếp xúc và lây trực tiếp sang cho bé khiến bé bị nhiễm nấm.
Trường hợp dùng thuốc kháng sinh cũng làm tăng nguy cơ gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Thuốc kháng sinh có thể tiêu diệt các vi khuẩn khỏe mạnh có tác dụng giúp kiểm soát mức độ của nấm Candida trong khoang miệng của bé.
Khi cho con bú sữa, nếu mẹ bị nhiễm nấm cũng sẽ lây cho bé. Nếu không điều trị dứt điểm bệnh sẽ truyền qua truyền lại. Ngoài ra, do khoang miệng của bé sẽ bị đóng cặn sữa sau khi bú, nếu không được vệ sinh thường xuyên, bệnh rất dễ lây lan phát triển.

Đã bao giờ mẹ hoảng hốt khi nhìn thấy những vệt loang lổ trên lưỡi của con? Nếu có, đó chính là dấu hiệu của viêm lưỡi bản đồ, một bệnh lành tính nhưng có biểu hiện dễ gây “thót tim”.
2/ Trẻ sơ sinh bị nấm miệng có nguy cơ gì?
Đối với những trẻ bị nhiễm nấm, trong khoang miệng sẽ xuất hiện nhiều đốm, mảng bám có màu trắng đục hoặc vàng nhạt nổi cộm lên trên bề mặt lưỡi và niêm mạc miệng.
Các đốm này thường khó có thể làm sạch theo đó, chúng sẽ nhanh chóng lây lan khắp miệng kể cả trong vòm họng sau đó xuống thực quản, khí quản gây viêm phổi rất nguy hiểm.
Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh kéo dài sẽ khiến trẻ biếng ăn, bỏ ăn vì bị đau miệng, lâu dần dẫn tới suy dinh dưỡng. Tình trạng nặng còn làm cho bé bị đau rát cổ họng, ngứa ngáy khó chịu, kích thích hay bị nôn ói.
3/ Cách chữa nấm miệng ở trẻ sơ sinh
Nấm miệng nếu không điều trị dứt điểm có thể tái đi tái lại nhiều lần, theo đó khi thấy con có dấu hiệu nhiễm nấm mẹ cần đưa đi khám bác sĩ. Thông thường có 2 loại thuốc để điều trị nấm miệng ở trẻ sơ sinh.
Miconazole: Là một loại thuốc dạng gel rất dễ sử dụng. Mẹ có thể bôi gel này lên các vùng bị nhiễm nấm. Thuốc hoạt động bằng cách giết chết các vi trùng nấm Candida bên trong khoang miệng.
Nystatin: Vì một số lý do nào đó, bé cưng không thích hợp với thuốc Miconazole, mẹ có thể dùng Nystatin để thay thế. Đây là thuốc điều trị nấm rất hiệu quả với dạng uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa nước để rơ miệng cho trẻ.

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng mật ong là kinh nghiệm dân gian được nhiều mẹ áp dụng để làm sạch miệng, trị tưa lưỡi cho bé. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, cho trẻ sơ sinh dùng mật ong có thể gây ngộ độc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe
Lưu ý dành cho mẹ
Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh rất dễ tái đi tái lại nhiều lần, do đó mẹ cần kiên trì điều trị cho hết hẳn. Trẻ bú mẹ rất dễ tái nhiễm do núm vú mẹ bị nhiễm nấm. Vì vậy, mẹ cũng cần bôi thuốc trị nấm lên núm vú.
Thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, kể cả khi bé đã khỏi bệnh để ngăn chặn việc vi khuẩn lây lan, phát triển. Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối, không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 12 tháng tuổi, bởi có thể gây ngộ độc.
Vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ núm ty cao su, đồ dùng ăn uống, đồ chơi…
Với những bé trên 6 tháng, mẹ có thể cho bé uống nước để tránh khô miệng làm nấm tái phát.
Ngay khi phát hiện nấm miệng ở trẻ sơ sinh, mẹ nên có biện pháp xử lý ngay. Nếu điều trị trễ, nấm mọc dày có thể lây lan xuống cổ họng, thực quản từ đó dẫn đến nhiều bệnh nghiêm trọng đến sức khỏe bé. Hơn nữa, trẻ sơ sinh bị nấm miệng thường khó chịu, quấy khóc và ăn uống khó khăn, cản trở khả năng hấp thu dinh dưỡng.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *