Bé 3 tuổi: Dạy bé rửa tay đúng lúc
Trước khi dạy bé rửa tay, chắc chắn rằng bạn đã rửa tay đúng cách
Tập cho bé 3 tuổi biết rửa tay
Nếu soi các ngón tay của bé con 3 tuổi dưới kính hiển vi, hẳn là bạn sẽ hoảng hốt khi thấy một lịch trình dài những chiến tích nghịch ngợm và những nơi bé đã tiếp xúc.
Đáng sợ hơn là các bé 3 tuổi có thể đưa mọi thứ vào miệng. Nếu đi học ở trường mầm non, bé đang chia sẻ những vi trùng này với bạn cùng lớp. Hơn nữa, bé cũng có thể vào phòng vệ sinh một mình. Chính vì những lý do này, bạn nên tập cho con thói quen rửa tay đền đặn mỗi ngày.
Bạn nên tập cho con thói quen luôn rửa tay trước khi ăn bánh, ăn cơm và sau khi ở ngoài đường về. Nếu có thể, bạn nên bố trí một chiếc bục kê ở gần bồn rửa cho trẻ đứng rửa tay dễ dàng. Chỉ cho bé biết cách sử dụng vòi nước nóng lạnh.
Hướng dẫn trẻ cách chà xà phòng lên khắp mặt trên, dưới của bàn tay và kẽ giữa các ngón tay. Có thể tập cho bé hát những bài hát quen thuộc nào đó để đảm bảo việc thực hiện chà xát xà phòng trong 20 giây. Chỉ bé dùng khăn lau khô một bàn tay và khen khích lệ khi bé tự lau khô bàn tay còn lại.
Đối với một số trẻ em, chỉ cần giải thích một cách đơn giản là: “Có những con vi trùng ở trên tay của con, con hãy rửa trôi chúng để chúng không gây bệnh cho con được”.
Đối với một số trẻ khác, cha mẹ có thể cần tạo sự hứng thú cho bé khi nghịch với bọt xà phòng, nước, tập cho bé rửa đồ chơi và búp bê.
Bé 3 tuổi: Dạy bé rửa tay
Trước khi dạy bé rửa tay, chắc chắn rằng bạn đã rửa tay đúng cách
Cuộc sống của mẹ: Bạn có đang vô tình “gắn mác” cho bé
Đôi khi vì quá bực tức và đa phần là vì quá tự hào, ba mẹ đã dùng những cách nói “gắn mác” cho trẻ như: “Con thật hỗn láo quá!”, “Đừng có lì lợm như vậy!” hoặc “Con đẹp trai của mẹ” hoặc “Bé con nhút nhát này”.
Cho dù là tích cực hay tiêu cực, cách “gắn mác” này có thể giới hạn tầm nhìn cũng như cách trẻ khám phá và nhận thức về bản thân. Bạn thử nhớ lại những từ ngữ mà ba mẹ đã nói với bạn trước kia như con dễ thương làm sao, hoặc là con thông minh lắm, hay thậm chí như “vịt con xấu xí” của mẹ, cân nhắc xem những nhãn mác này có là rào cản hoặc tạo cho bạn áp lực trong hành trình nhận thức giá trị của bản thân?.
Để tránh những ảnh hưởng này, mẹ nên cụ thể hóa các đặc điểm của trẻ và nhấn mạnh những điểm tích cực. Ví dụ, thay vì nói với ai đó rằng bé rất nhút nhát, bạn có thể nói rằng: “Bé chưa quen với môi trường mới, nhưng khi đã quen, bé sẽ hoạt bát hơn rất nhiều”.
Hay thay vì thốt lên: “Ôi con gái xinh đẹp của mẹ” bạn hãy thử nói: “Ồ, con của mẹ đã tự chọn chiếc đầm đỏ tuyệt vời này sao”.
Leave a Reply