Viêm phổi ở trẻ sơ sinh hiểu thế nào?
Dưới đây là 3 điều mẹ cần lưu ý để ngăn ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị viêm phổi, nhất là ở những bé 0-3 tháng tuổi sẽ có nguy cơ tái phát nhiều lần sau khi lớn lên. Tìm hiểu về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị và phòng ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh là cách tốt nhất để giúp con phòng bệnh.
Không chỉ mùa lạnh, viêm phổi ở trẻ sơ sinh có thể xảy ra ở mùa hè do nhiều nguyên nhân khác nhau. Nếu không được điều trị sớm, trẻ bị viêm phổi có thể gặp phải nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, mẹ nên chủ động trang bị cho mình những kiến thức cơ bản về viêm phổi ở trẻ sơ sinh để biết cách phòng ngừa cũng như xử lý kịp thời, tránh để trẻ phát bệnh nặng hơn.
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Viêm phổi ở trẻ sơ sinh là “cơn ác mộng” của rất nhiều mẹ
Dấu hiệu viêm phổi ở trẻ sơ sinh
Thông thường, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể bị viêm phổi do virut syncytial hô hấp hoặc do bệnh Streptococcus nhóm B (GBS) khi sinh. Viêm phổi cũng có thể do các nhiễm khuẩn hoặc siêu vi khuẩn khác.
Trẻ bị viêm phổi do vi khuẩn thường có triệu chứng đột ngột – sốt cao, thở nhanh và ho. Bé biếng ăn, bị sụt cân, thường xuyên ói mửa và tiêu chảy. Các triệu chứng ít gặp hơn bao gồm đau bụng và cổ cứng.
Viêm phổi do virut thường bắt đầu với các triệu chứng tương tự như cảm lạnh. Sau đó các triệu chứng sẽ trở nên nghiêm trọng hơn: sốt cao, ho nặng hơn, thở khò khè và thở nhanh.
Viêm phổi có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nhưng thường xuất hiện vào mùa đông và mùa xuân, thường là sau khi nhiễm trùng hô hấp trên hoặc cảm lạnh. Nếu nghi ngờ trẻ bị viêm phổi, mẹ nên đưa bé đến bệnh viện kiểm tra ngay. Viêm phổi nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.
Sự đa dạng về màu sắc, đặc thù “sản phẩm” và tần suất đi ngoài của bé có thể làm cho mẹ căng thẳng và bị ám ảnh mỗi lần thay tã cho bé. Tuy nhiên, nếu chịu khó quan sát, những dấu hiệu này sẽ giúp mẹ đánh giá được việc ăn uống của bé có đủ chất và lượng cũng như tình trạng sức khỏe của bé lúc…
Điều trị viêm phổi ở trẻ sơ sinh như thế nào?
Những trường hợp trẻ sơ sinh bị viêm phổi do vi khuẩn, bác sĩ sẽ kê đơn kháng sinh cho trẻ. Với trường hợp viêm phổi do vi-rút, sử dụng kháng sinh không có tác dụng. Bác sĩ sẽ đề nghị mẹ cho bé nghỉ ngơi và tăng cường bổ sung chất lỏng. Thực tế cho thấy, bổ sung nước là cách hiệu quả để ngăn ngừa tình trạng mất nước do thở nhanh và sốt – những phản ứng phụ đi kèm của bệnh viêm phổi.
Nếu bé cưng bị viêm phổi do vi khuẩn, mẹ có thể thử dùng máy làm ẩm không khí. Nếu bé sốt và khó chịu, mẹ có thể cho bé uống acetaminophen hoặc ibuprofen. Tham khảo ý kiến bác sĩ để biết liều lượng thích hợp cho trẻ.
Trường hợp trẻ phải nhập viện điều trị viêm phổi do vi khuẩn, bé có thể được bổ sung uống chất lỏng và kháng sinh thông qua một ống tiêm tĩnh mạch. Y tá cũng thường xuyên hút mũi cho trẻ và theo dõi mức ôxy trong máu. Một số trường hợp trẻ có thể được trang bị một ống ôxy mũi hoặc mặt nạ để bé có thể thở dễ dàng hơn.
Mặc dù triệu chứng ho có thể kéo dài hàng tuần, nhưng trẻ sơ sinh bị viêm phổi không biến chứng sẽ trở nên tốt hơn sau 1 tuần.
Đối với trẻ sơ sinh, một trong những lựa chọn an toàn và hiệu quả khi bé cảm thấy “khó ở” trong người là các loại thảo dược tự nhiên. Lá hẹ chính là một loại thảo dược như thế. Cùng khám phá những tác dụng của lá hẹ đối với trẻ sơ sinh, mẹ nhé!
Lưu ý dành cho mẹ: Bác sĩ là người duy nhất hiểu về tình trạng bệnh của bé và quyết định có nên cho trẻ uống kháng sinh hay không. Tuyệt đối không tự ý cho bé uống kháng sinh khi nhận thấy trẻ có dấu hiệu bệnh.
Theo nghiên cứu được đăng trên tạp chí Science Translational Medicine, việc cho trẻ sơ sinh dùng thuốc kháng sinh có thể gây trở ngại cho các vi khuẩn trong ruột, từ đó làm tăng nguy cơ trẻ sơ sinh bị viêm phổi.
Bảo vệ bé cưng khỏi bệnh viêm phổi
Dưới đây là 3 điều mẹ cần lưu ý để ngăn ngừa viêm phổi ở trẻ sơ sinh.
Tiêm phòng cho trẻ đầy đủ: Các loại vắc-xin Hib, DTaP, MMR, cúm, thủy đậu và phế cầu khuẩn có thể giúp ngăn ngừa bệnh viêm phổi. Tham khảo ý kiến bác sĩ nếu bé cưng bị lỡ bất cứ mũi tiêm phòng nào.
Giữ vệ sinh cho bé: Rửa tay thường xuyên để ngăn ngừa sự lây lan của vi khuẩn. Không chỉ giữ vệ sinh cơ thể cho trẻ, mẹ cũng lưu ý vệ sinh sạch sẽ những khu vực hoặc đồ vật có thể chứa mầm bệnh như đồ chơi, nắm cửa, tay nắm tủ lạnh…
Ngôi nhà không khói thuốc: Nghiên cứu cho thấy, trẻ sơ sinh tiếp xúc với khói thuốc lá, dù chỉ trong 1 thời gian ngắn cũng có nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, nhiễm trùng đường hô hấp trên, hen suyễn và nhiễm trùng tai cao hơn so với những bé khác.
Leave a Reply